Phân biệt các ưu điểm vượt bậc của liều kế quang phát quang so với liều kế nhiệt phát quang
Bức xạ ion hóa không màu, không mùi, không vị nên con người không thể cảm nhận được bức xạ chiếu vào cơ thể. Nhân viên bức xạ hàng ngày hàng giờ sẽ chịu một lượng bức xạ chiếu vào cơ thể mà không thể cảm nhận được nó sẽ ảnh hưởng không ít đến sức khỏe cũng như đời sống của nhân viên tiếp xúc bức xạ và môi trường xung quanh,… Chính vì vậy liều kế cá nhân được trang bị để ghi đo tích lũy lượng bức xạ đi vào cơ thể. Những nghiên cứu viên sử dụng đồng vị phóng xạ được yêu cầu bắt buộc đeo liều kế để có thể lập hồ sơ phơi nhiễm bức xạ nghề nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 15 và Điểm c Khoản 3 Điều 15 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
“Khoản 1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát.
Khoản 3. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng quy trình sử dụng liều kế cá nhân và xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra đối với liều kế cá nhân, trong đó phải có các nội dung sau:
c) Bảo đảm tính chất, tần suất và độ chính xác của việc theo dõi liều bức xạ nghề nghiệp phải được xác định, có xét đến độ lớn và những thay đổi có thể có của mức chiếu xạ, khả năng và độ lớn của chiếu xạ tiềm tàng. Tần suất đo không được quá 3 tháng một lần.”
Hiện nay có hai loại liều kế được sử dụng nhiều nhất là:
- Liều kế cá nhân nhiệt phát quang – Thermoluminescent dosimeter (TLD)
Liều kế cá nhân có ưu điểm nhỏ, gọn, độ nhạy cao, ít hoặc không chịu tác động của môi trường. Liều kế cá nhân nhiệt huỳnh quang TLD là liều kế được sử dụng phổ biến có khả năng lưu giữ thông tin tốt. Liều kế này được sử dụng rất nhiều trong việc đo liều y tế, đo liều cá nhân và môi trường.
Tuy nhiên, Nhược điểm lớn nhất là phải nung nhiệt khi đọc lấy dữ liệu, do vậy mà thông tin về liều bức xạ sẽ bị mất đi sau khi đọc lấy dữ liệu và độ nhạy của liều kế bị thay đổi tùy thuộc vào tần suất nung nhiệt.
Hình ảnh liều kế nhiệt phát quang
- Liều kế cá nhân Quang phát Quang – Optically stimulated luminescence (OSL):
Trong vật lý, phát quang từ kích thích quang học (OSL) là một phương pháp để đo liều từ bức xạ ion hóa . Nó được sử dụng trong ít nhất hai ứng dụng:
- Kiểm tra niên đại của vật liệu cổ: chủ yếu là trầm tích địa chất và đôi khi nung gốm, gạch, v.v., mặc dù sau này, liều kế nhiệt phát quang được sử dụng thường xuyên hơn.
- Đo liều bức xạ tích lũy trong cơ thể sống, dùng trong nghiên cứu và dùng cho nhân viên bức xạ, cũng như trong vật liệu xây dựng,…
Hình ảnh liều kế quang phát quang
Những năm gần đây nhờ những ưu điểm vượt trội so với những phương pháp truyền thống, nhiều đơn vị đã dần chuyển qua sử dụng liều kế cá nhân Quang phát Quang – Optically stimulated luminescence (OSL). Với ưu điểm nhỏ gọn dễ sử dụng, không cần đun nhiệt khi đọc lấy dữ liệu, kỹ thuật đo đơn giản và thời gian xử lý nhanh, dải liều rộng, độ nhạy và độ chính xác cao (độ nhạy được đánh giá là cao hơn các TLD-100 từ 40 đến 60 lần), giá thành rẻ, có thể đọc lại nhiều lần do thông tin không bị mất đi trong quá trình đo, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, độ nhạy không thay đổi, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như đo liều bức xạ ion hóa.
Nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức xạ II đã tích cực nghiên cứu, xây dựng quy trình đo liều cá nhân sử dụng liều kế OSL do hãng Landauer (Mỹ) sản xuất. Với chức năng đo liều kế 03 chỉ tiêu hiệu dụng Hp (10) đo toàn thân, HP (3) dùng cho da và HP (0.07) dùng cho mắt. Chúng tôi cam kết cung cấp đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Chúng tôi xây dựng những giá trị đạo đức bền vững, với mong muốn đem đến những lợi ích thiết thực cho khách hàng bằng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cạnh tranh. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng luôn mong muốn giúp khách hàng của mình vừa đáp ứng các quy định của pháp luật và vừa phục vụ tốt nhất cho sản xuất kinh doanh. Trung tâm luôn là người bạn đồng hành với khách hàng của mình trên con đường phát triển và hội nhập.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:
Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức xạ II
Địa chỉ: 237 Đường D12, Khu phố 1, P. Phú Tân, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (0274) 3868738 hoặc Trần Thị Cẩm Nhung – Điện thoại: 034 8869 032; Email: ttcnhung@vietsci.com
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách./.