TRUNG TÂM KỸ THUẬT AN TOÀN BỨC XẠ II
(0274) 3868738
(0274) 3868738
viet@vietsci.com

Yêu cầu về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng

Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giới hạn liều được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và hành chính quy định tại Thông tư này để hạn chế mức liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng đến mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.
Điều 4. Sử dụng người lao động làm công việc bức xạ
1. Không sử dụng người chưa đủ 18 tuổi làm công việc bức xạ. Trường hợp người học nghề có liên quan đến bức xạ, học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình chỉ được làm việc trong khu vực kiểm soát hoặc khu vực giám sát với điều kiện có cán bộ chuyên môn hướng dẫn.
2. Không sử dụng người mắc các bệnh cấm kỵ phóng xạ theo quy định của Bộ Y tế.
3. Nhân viên bức xạ được các cơ sở y tế chứng nhận không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc bức xạ phải được thay đổi điều kiện lao động.
4. Nhân viên bức xạ nữ mang thai phải thông báo cho người phụ trách an toàn về việc mang thai của mình và nếu có nguyện vọng tạm thời thay đổi điều kiện lao động thì người đứng đầu tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bố trí công việc khác phù hợp.
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tổ chức đào tạo khi mới tuyển dụng và định kỳ đào tạo lại về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ.
2. Nhân viên bức xạ phải qua các khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn bức xạ theo yêu cầu của người phụ trách an toàn bức xạ.
Điều 6. Kiểm soát nguồn gây chiếu xạ
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các yêu cầu sau để kiểm soát nguồn gây chiếu xạ:
1. Bảo đảm số lượng nguồn bức xạ và hoạt độ nguồn phóng xạ là tối thiểu để thực hiện công việc bức xạ.
2. Lưu giữ nguồn phóng xạ ở những nơi bảo đảm an toàn, có che chắn tốt và áp dụng các biện pháp kiểm soát chiếu xạ và gây nhiễm bẩn phóng xạ.
3. Định kỳ kiểm kê nguồn bức xạ.
4. Thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ của nguồn phóng xạ.
5. Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ khi vận chuyển nguồn phóng xạ trong và ngoài cơ sở.
6. Thực hiện việc thu gom, xử lý, lưu giữ, thải bỏ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và kiểm soát mức xả chất thải phóng xạ vào môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực kiểm soát và khu vực giám sát, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ nghề nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ.
2. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực công chúng, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ công chúng nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:
a) Sự đóng góp liều từ các nguồn bức xạ và công việc bức xạ khác, kể cả các nguồn và các công việc bức xạ có thể phát sinh trong tương lai;
b) Những thay đổi tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến chiếu xạ công chúng như thay đổi đặc tính và vận hành của nguồn;
c) Những kinh nghiệm vận hành tốt các nguồn bức xạ hoặc tiến hành tốt các công việc bức xạ tương tự.
3. Cơ sở hạt nhân có xử lý hoặc lưu giữ chất thải phóng xạ trong hồ sơ thiết kế cơ sở phải có dữ liệu về nền móng công trình, nước ngầm, nước bề mặt, nước sinh hoạt; đánh giá khả năng thẩm thấu, vận chuyển nhân phóng xạ trong đất, nước; chứng minh thiết kế có khả năng ngăn ngừa rò rỉ chất phóng xạ vào đất, nước và không khí.
Điều 8. Khu vực kiểm soát và khu vực giám sát
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm;
b) Có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;
c) Phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân, máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực giám sát tại những nơi thỏa mãn điều kiện sau: có mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.
Điều 9. Kiểm soát việc tiếp cận nguồn bức xạ và ra, vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng các nguồn bức xạ phải áp dụng biện pháp kiểm soát hành chính hoặc biện pháp kỹ thuật thích hợp sau đây để kiểm soát việc tiếp cận nguồn phóng xạ:
a) Trang bị hệ thống khóa liên động hoặc khóa có sử dụng chìa khóa đối với nơi lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ loại 1 và 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 6:2010-BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ; nơi sử dụng máy gia tốc; nơi xử lý chế biến chất phóng xạ, dược chất phóng xạ và những khu vực lưu giữ chất thải phóng xạ;
b) Có biển báo và sử dụng các rào cản để ngăn chặn việc tiếp cận đến nguồn;
c) Yêu cầu sử dụng giấy phép ra vào đối với các khu vực này; đeo thẻ nhận dạng hoặc cử người giám sát việc ra vào khu vực kiểm soát;
d) Xây dựng nội quy kiểm soát người được phép tiếp cận đến nguồn phóng xạ.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật thích hợp sau đây để kiểm soát việc ra vào khu vực giám sát:
a) Xây dựng nội quy ra vào các khu vực này;
b) Có biển báo, sử dụng các rào cản để ngăn chặn việc ra vào khu vực này.
Điều 10. Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, nhiễm bẩn phóng xạ không khí
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ hở phải kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, nhiễm bẩn phóng xạ không khí bằng các biện pháp sau:
1. Sử dụng các hệ thống kín như tủ hút, tủ găng.
2. Sử dụng vật liệu dễ tẩy xạ cho tường, sàn nhà và các bề mặt dễ nhiễm bẩn phóng xạ.
3. Sử dụng các biện pháp ngăn chặn sự lan rộng nhiễm bẩn phóng xạ.
4. Sử dụng hệ thống thông gió có phin lọc chất phóng xạ.
5. Sử dụng các thiết bị đo suất liều, máy đo nhiễm bẩn phóng xạ, các phép thử khác để theo dõi và đánh giá mức nhiễm bẩn.
Điều 11. Phương tiện bảo hộ cá nhân và thiết bị đo kiểm tra bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị cho nhân viên bức xạ các phương tiện bảo hộ cá nhân như sau:
a) Nhân viên làm công việc bức xạ có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ phải được trang bị quần, áo bảo hộ, găng tay, giầy, ủng hoặc bao chân, mũ trùm đầu, khẩu trang chống nhiễm bẩn phóng xạ;
b) Nhân viên sử dụng thiết bị X-quang để chụp soi chiếu chẩn đoán phải được trang bị tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì;
c) Nhân viên vận hành thiết bị X-quang can thiệp, bác sĩ và kỹ thuật viên tham gia thực hiện các thủ thuật X-quang can thiệp phải được trang bị tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, găng tay cao su chì, kính chì thích hợp;
d) Nhân viên sử dụng nguồn phóng xạ trong thăm dò địa vật lý giếng khoan phải được trang bị kẹp gắp nguồn, găng tay.
2. Đối với khu vực kiểm soát có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ, tại lối vào khu vực, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải cung cấp cho nhân viên bức xạ thiết bị kiểm soát liều phù hợp; tại lối ra khu vực, phải bố trí nhà tắm, nơi rửa tay, nơi lưu giữ vật dụng nhiễm bẩn phóng xạ và thiết bị để kiểm tra nhiễm bẩn cơ thể, quần áo, vật dụng mang ra khỏi khu vực.
3. Phương tiện bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn cơ thể phải đạt chất lượng và quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận; phải được bảo quản tốt và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
4. Nhân viên bức xạ phải được hướng dẫn đầy đủ về việc sử dụng và kiểm tra phương tiện bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ cơ thể.
5. Nhân viên bức xạ phải sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ cơ thể theo đúng chỉ dẫn.
Điều 12. Nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc phù hợp; nội quy an toàn bức xạ phải có yêu cầu về tuân thủ các quy trình làm việc và chỉ dẫn an toàn, yêu cầu về việc thực hiện đo liều cá nhân, yêu cầu về việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm tra bức xạ và liều kế cá nhân, trách nhiệm thông báo khi có hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn bức xạ và các yêu cầu cụ thể khác phù hợp với công việc bức xạ.
2. Nhân viên bức xạ phải chấp hành nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc.
Điều 13. Kiểm soát chiếu xạ đối với khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc, thăm bệnh nhân và bệnh nhân khi ra viện
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có sử dụng nguồn bức xạ để chuẩn đoán và điều trị bệnh phải kiểm soát chiếu xạ đối với khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc, thăm bệnh nhân và bệnh nhân khi ra viện bằng các biện pháp sau:
1. Bố trí người có hiểu biết về các biện pháp an toàn và bảo vệ chống bức xạ đi kèm hướng dẫn khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc và thăm bệnh nhân đi vào khu vực kiểm soát.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin và các chỉ dẫn về an toàn bức xạ cho khách trước khi họ đi vào khu vực kiểm soát.
3. Bảo đảm liều bức xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ không vượt quá giới hạn liều theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chỉ cho phép bệnh nhân đã tiếp nhận dược chất phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh được xuất viện khi hoạt độ chất phóng xạ trong cơ thể không vượt quá mức theo quy định của pháp luật về hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc.
2. Việc kiểm xạ khu vực làm việc phải được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống, tương xứng với mức độ, khả năng gây chiếu xạ của công việc bức xạ và bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phải tuân theo các đại lượng đo, phương pháp, quy trình đo, vị trí, thời điểm đo, tần suất kiểm xạ đã được xác định trước;
b) Mức điều tra cho các vị trí đo quy định tại điểm a khoản này phải được thiết lập dựa trên các số liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt ở các cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự;
c) Tần suất kiểm xạ khu vực làm việc phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của công việc bức xạ được thực hiện tại khu vực đó và không được ít hơn một lần trong một năm;
d) Thiết bị kiểm xạ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.
3 Yêu cầu kiểm xạ theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành chương trình quan trắc và nộp theo hồ sơ xin cấp giấy phép và lưu trong hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc.
4. Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc phải thông báo cho nhân viên bức xạ và người quản lý trực tiếp của họ.
Điều 15. Theo dõi và đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải sử dụng dịch vụ đo liều bức xạ cá nhân tại các cơ sở được được cấp đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
3. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng quy trình sử dụng liều kế cá nhân và xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra đối với liều kế cá nhân, trong đó phải có các nội dung sau:
a) Nhân viên bức xạ phải sử dụng đúng, hợp lý các thiết bị kiểm xạ, liều kế cá nhân và báo ngay cho người phụ trách an toàn khi liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, bị mất;
b) Trường hợp liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, liều kế phải được chuyển ngay đến đơn vị thực hiện dịch vụ đo liều kế cá nhân. Trong thời gian chờ kết quả đọc liều, chủ cơ sở phải trang bị liều kế mới cho nhân viên hoặc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn bảo đảm mức liều không cao hơn mức liều trung bình nhân viên nhận; toàn bộ sự việc và các tài liệu liên quan cần được lập thành hồ sơ và được lưu giữ;
c) Bảo đảm tính chất, tần suất và độ chính xác của việc theo dõi liều bức xạ nghề nghiệp phải được xác định, có xét đến độ lớn và những thay đổi có thể có của mức chiếu xạ, khả năng và độ lớn của chiếu xạ tiềm tàng. Tần suất đo không được quá 3 tháng một lần.
4. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm khi có chiếu xạ trong, nhân viên bức xạ ngoài việc được trang bị liều kế cá nhân, phải áp dụng các biện pháp đánh giá liều chiếu trong trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên kết quả theo dõi phông bức xạ, nồng độ chất phóng xạ tại nơi làm việc, trang thiết bị bảo hộ được sử dụng và những thông tin về vị trí, thời gian nhân viên bị chiếu xạ.
Điều 16. Khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ
1. Tổ chức và cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ khi mới tuyển dụng, định kỳ hằng năm trong thời gian làm việc và khi chấm dứt làm công việc liên quan tới bức xạ.
2. Nhân viên bức xạ phải thực hiện khám sức khỏe theo yêu cầu của người phụ trách an toàn.
Điều 17. Hồ sơ an toàn bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, thường xuyên cập nhật, lưu giữ các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Năng lượng nguyên tử với các nội dung sau:
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, trong đó ghi lại: kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ, tài liệu bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm xạ và các tài liệu khác có liên quan;
c) Nhật ký và hồ sơ về sự cố bức xạ, hạt nhân trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
d) Hồ sơ đào tạo của nhân viên bức xạ;
đ) Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả khám sức khỏe hàng năm và đột xuất của từng nhân viên;
e) Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu;
g) Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
h) Hồ sơ kiểm xạ đối với công chúng gồm các nội dung: chương trình quan trắc và kết quả quan trắc bức xạ môi trường, kết quả hiệu chuẩn thiết bị quan trắc.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên bức xạ, đối tượng khác có liên quan về hồ sơ chiếu xạ nghề nghiệp; thực hiện lưu giữ, chuyển giao hồ sơ về kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Luật Năng lượng nguyên tử. Hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ phải được lưu giữ trong thời hạn 30 năm kể từ khi không còn làm công việc bức xạ.
3. Nhân viên bức xạ phải bảo quản và lưu giữ sổ theo dõi liều bức xạ cá nhân.
Cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ những thông tin trước đây liên quan đến chiếu xạ nghề nghiệp của mình.
Điều 18. Giám sát nội bộ đối với việc thực hiện các yêu cầu về kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải định kỳ xem xét lại những nội dung sau:
1. Nội quy an toàn bức xạ, quy trình làm việc.
2. Việc kiểm xạ khu vực làm việc và chương trình quan trắc môi trường xung quanh.
3. Việc theo dõi và đánh giá liều bức xạ cá nhân.
4. Việc lưu giữ hồ sơ.
5. Phạm vi khu vực kiểm soát và khu vực giám sát.
Điều 19. Kiểm soát chiếu xạ công chúng
     Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 20. Báo cáo kết quả đánh giá kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng
1. Định kỳ hàng năm vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
2. Báo cáo kết quả kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng gồm các nội dung sau đây:
a) Kết quả liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân;
b) Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc và khu vực công chúng;
c) Đánh giá những sai lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;
d) Đánh giá những trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);
đ) Báo cáo những trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra.

Tin khác:

Theo Luật năng lượng nguyên tử thì thiết bị bức xạ là thiết bị phát ra bức xạ hoặc có khả năng phát ra bức xạ. Trong y tế, các thiết bị bức xạ thường dùng là: Thiết bị X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X-quang răng,...

Nhằm bổ sung lực lượng kiểm xạ viên, kiểm định viên thiết bị bức xạ cho các Công ty, các Trung tâm thực hiện dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử khu vực phía Nam và Tây Nguyên. Từ 15/04/2024 đến ngày 27/04/2024, Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức xạ II phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật An toàn bức xạ Hạt nhân và Ứng phó sự cố...

Ngày 08/11/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng. Như vậy, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ bắt buộc phải đào tạo mà không phân biệt...

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới) là một bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm tại Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên điều trị các căn bệnh liên quan đến truyền nhiễm và phòng chống dịch, hiện là một bệnh viện công, trực thuộc Sở Y tế...

An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường (Theo Điều 3 – Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội.)...

Tin tức sự kiện   |  

Khai báo thiết bị X-quang y tế trước khi xin cấp phép sử dụng (hay trước khi tiến hành công việc bức xạ)
Đào tạo Kiểm định viên thiết bị X-quang năm 2024
Đào tạo an toàn bức xạ tại Long An năm 2024
Kiểm định máy x – quang di động Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
Hồ sơ an toàn bức xạ mà cơ sở bức xạ cần lưu trữ
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 – Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ II định kỳ hàng tháng tổ chức đào tạo an toàn bức xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm định máy x – quang tổng hợp Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM năm 2023
Kiểm định máy x-quang răng tại Nha khoa Duyên, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Triều An – Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
Bình Dương đào tạo an toàn bức xạ
Xin cấp phép thiết bị x - quang và kiểm định thiết bị CT - Scanner cho Phòng khám Đa khoa Sài Gòn, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiểm xạ máy soi chiếu container của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương năm 2023
Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ II được chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ của Ban Quản lý Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương năm 2023
Kiểm định thiết bị x – quang Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2023
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bình Dương
Đào tạo an toàn bức xạ tại Đồng Nai
Đào tạo an toàn bức xạ tại Tây Ninh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bình Phước
Kiểm định máy x – quang tại tỉnh Bình Dương
Kiểm định máy x – quang tại tỉnh Bình Phước
Kiểm định máy x – quang tại tỉnh Đồng Nai
Kiểm định máy x – quang tại tỉnh Tây Ninh
Thông báo tổ chức lớp đào tạo an toàn bức xạ tháng 05 năm 2023 tại Thành phố HCM (trực tiếp)
Kiểm định máy x- quang
Kiểm định máy loãng xương, máy DSA và thiết bị y tế khác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2023
Một số quy định pháp luật mà doanh nghiệp, cơ sở y tế phải thực thi trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường – chất lượng, an toàn bức xạ và an toàn lao động
Thủ tục cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ trong công nghiệp và y tế
Đào tạo an toàn bức xạ tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Kiểm định máy DSA, máy CT Scanner và đánh giá an toàn bức xạ tại Viện Tim Tp. Hồ Chí Minh năm 2022
Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ tỉnh Bình Phước năm 2022
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2022
Kiểm định thiết bị X - quang chó mèo ( X - quang thú y)
Kiểm định thiết bị X-quang nha Cone Beam CT 3D tại tỉnh Đồng Nai năm 2022
Đào tạo Kiểm xạ viên, Kiểm định viên thiết bị bức xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Kiểm định máy X-quang tăng sáng truyền hình, X-quang răng và thiết bị khác tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức năm 2022
Kiểm định thiết bị X-quang tổng hợp Công ty TNHH Bệnh viện Quốc tế Bình An Hoà, tỉnh Bình Dương năm 2022
Kiểm định thiết bị X-quang tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương năm 2022
Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ II phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai tổ chức đào tạo an toàn bức xạ trực tuyến (online) tháng 12 năm 2021
Đánh giá an toàn bức xạ (kiểm xạ) trong công nghiệp tại Công ty CP Gỗ MDF VRG DONGWHA, tỉnh Bình Phước năm 2021
Kiểm định máy X – quang tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon tum năm 2021
Đào tạo an toàn bức xạ cho Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
Kiểm xạ thiết bị x-quang (đánh giá an toàn bức xạ) Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
Kiểm định thiết bị CT Scanner Bệnh viện Quân y 7A Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
Điều kiện sử dụng nguồn bức xạ trong công nghiệp (hoặc nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ)
Thi công phòng chì X-quang cho Phòng chẩn đoán hình ảnh tại Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Thi công phòng chì X-quang Bệnh viện Quân Y 7A – Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
Điều kiện mở phòng chụp x-quang
Kiểm định thiết bị X-quang Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
Kiểm định thiết bị X-quang tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức năm 2021
Kiểm định thiết bị X-quang và thiết bị đo lường tại Bệnh viện Quận Bình Tân năm 2021
Năng lực kiểm định thiết bị y tế tại Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ II
Ưu điểm của liều kế quang phát quang (OSL)
Kiểm định thiết bị X-quang và thiết bị đo lường tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
Đào tạo an toàn bức xạ trực tuyến tại Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ II tháng 9 năm 2021
QCVN 6:2010/BKHCN - Về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ
QCVN 21:2019/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang chụp vú dùng trong y tế
QCVN 16:2018/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế
QCVN 17:2018/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang răng dùng trong y tế
QCVN 12:2016/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế
QCVN 15:2018/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang di động dùng trong y tế
QCVN 11:2015/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp X-quang tổng hợp dùng trong y tế
Cung cấp và đọc liều kế cá nhân tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Thành phố Hồ Chí Minh
Phân phối thiết bị đọc và liều kế quang phát quang (OSL) tại khu vực phía Nam
Kiểm định, kiểm xạ thiết bị X-quang và kiểm định phương tiện đo điện tim, điện não tại Bệnh viện Quốc tế Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn - Đồng Nai, Tỉnh Đồng Nai
Kiểm định thiết bị X-quang tại Bệnh viện An Sinh Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm định thiết bị X-quang, kiểm xạ khu vực làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Bình Thuận
Kiểm định thiết bị X-quang tại Bệnh viện Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm định thiết bị x-quang tại bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
Đào tạo An toàn Bức xạ tại Bệnh viện 30/4 - Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ cho Bệnh viện Bình Dân, Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ cho tập đoàn Chip Mong Insee Cement tại Kampot Province Cambodia
Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xa của Công ty TNHH Accredo Asia – Khu công nghiệp VSIP II tỉnh Bình Dương
Đào tạo an toàn bức xạ được tổ chức tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Chi nhánh Công ty Cổ phần TM và DV Kiểm tra Kỹ thuật Alpha - Chi nhánh Quảng Ngãi
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Đào tạo an toàn bức xạ cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ
Đào tạo an toàn bức xạ tại Công ty TNHH Posco Việt Nam tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Quận Bình Tân
Thông báo chiêu sinh lớp đào tạo an toàn bức xạ tháng 6 năm 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm định thiết bị X-quang Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa
Kiểm định thiết bị X-quang, hiệu chuẩn thiết bị đo lường Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang
Đào tạo an toàn bức xạ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An
Đào tạo Kiểm xạ viên, Kiểm định viên thiết bị bức xạ tại Tp.HCM
Một số quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử tại Nghị định 142/2020/NĐ-CP
Kiểm định thiết bị x-quang, kiểm xạ khu vực làm việc tại Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức xạ II đào tạo an toàn bức xạ cho cán bộ, y bác sĩ, nhân viên của một số Công ty; Bệnh viện tháng 12 năm 2020 tại Vũng Tàu
Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức xạ II đào tạo an toàn bức xạ cho cán bộ, y bác sĩ, nhân viên của một số Công ty; Bệnh viện vào tháng 12 năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm định thiết bị x-quang tại Bệnh viện Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm định thiết bị x-quang và kiểm xạ khu vực làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y dược 99, Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm định thiết bị x-quang, kiểm xạ khu vực làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Bình Thuận
Đào tạo an toàn bức xạ tại Công ty TNHH Posco Việt Nam tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.
Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong sử dụng thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp (ncs), thiết bị soi chiếu và thiết bị phân tích sử dụng nguồn bức xạ
Đào tạo an toàn bức xạ tại Công ty TNHH Posco Việt Nam tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.
Đào tạo an toàn bức xạ cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Đào tạo an toàn bức xạ tại Chi nhánh Công ty Cổ phần TM và DV Kiểm tra Kỹ thuật Alpha - Chi nhánh Quảng Ngãi
Kiểm định thiết bị X-quang tại Bệnh viện An Sinh Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 2
Đào tạo an toàn bức xạ được tổ chức vào Tháng 09/2020 tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thông báo chiêu sinh lớp đào tạo an toàn bức xạ tháng 10 năm 2020 tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo an toàn bức xạ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Kiểm định thiết bị X-quang tại Bệnh viện Bình Tân
Phân biệt các ưu điểm vượt bậc của liều kế quang phát quang so với liều kế nhiệt phát quang
Phân tích một số ý mới trong Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH
Vì sao cần phải kiểm định thiết bị X quang?
Những loại hồ sơ các đơn vị có liên quan đến bức xạ cần phải lưu trữ
Đào tạo an toàn bức xạ tại TP. HCM ngày 14/08/2020 - 15/08/2020
Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên Công ty CP TM & DV Kiểm tra kỹ thuật Alpha tại TP Vũng Tàu
Kiểm định thiết bị X-Quang tại bệnh viện Quốc tế Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn
Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xa của Công ty TNHH Accredo Asia – Khu công nghiệp VSIP II tỉnh Bình Dương
Đào tạo An toàn Bức xạ tại Kiên Giang
Đào tạo an toàn bức xạ tại Sở Y tế Tây Ninh
Đào tạo an toàn bức xạ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước
Đào tạo an toàn bức xạ tháng 05/2020  
Quy định lắp đặt thiết bị bức xạ (thiết bị x-quang)
Thông báo chiêu sinh lớp đào tạo an toàn bức xạ tháng 06 năm 2020
Lưu ý khi thiết kế, thi công phòng chì X-quang
Xử phạt khi không đào tạo an toàn bức xạ
Nhân viên bức xạ trong xạ trị
Kiểm xạ là gì ?
Thủ tục xin cấp phép sử dụng thiết bị chiếu xạ, thiết bị bức xạ và sử dụng chất phóng xạ
Kiểm định thiết bị x – quang
Kiểm định thiết bị CT Scanner và Tăng sáng truyền hình
Quy định pháp luật mà Bệnh viện, phòng khám phải thực hiện trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động
Quy định pháp luật mà Bệnh viện, phòng khám phải thực hiện trong việc quản lý thiết bị đo lường
Quy định pháp luật mà Bệnh viện, phòng khám phải thực hiện trong lĩnh vực an toàn bức xạ
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong cơ sở bức xạ công nghiệp và y tế
Quy định pháp luật mà cơ sở bức xạ công nghiệp và y tế phải thực hiện
Đào tạo an toàn bức xạ tại bệnh viện 30-4 Tp.HCM
Đào tạo an toàn bức xạ tại bệnh viện Bình Dân TP.HCM
Kiểm định thiết bị x-quang vú
Danh mục thiết bị đo lường bức xạ bắt buộc phải kiểm định thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
Các bác sĩ dùng chất phóng xạ để phát hiện tế bào ung thư như thế nào?
Ứng dụng phòng sạch trong lĩnh vực y tế
Yêu cầu về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng
Yêu cầu chung đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ và Điều kiện cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
Quy định thời gian kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị đo bức xạ
Thực hiện kiểm định và kiểm xạ khu vực làm việc các thiết bị X - quang tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
Đào tạo An toàn bức xạ cho tập đoàn Chip Mong Insee Cement tại Kampot Province Cambodia
Một số vấn đề liên quan đến an toàn bức xạ
Phân biệt giữa Tiêu chuẩn quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật
Kiểm định và kiểm xạ thiết bị X-quang tại bệnh viện Hồng Đức
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đưa vào hoạt động máy PET/CT trong chẩn đoán điều trị ung thư.
Chụp X-Quang là gì: Tất cả những điều cần biết
Kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo an toàn bức xạ trong y tế và công nghiệp năm 2020
Hội thảo Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Nhật Bản Chính Thức Cho Phép Nhập Khẩu Quả Vải Của Việt Nam
Kiểm định thiết bị chụp X quang tăng sáng truyền hình tại Bệnh viện Quận Thủ Đức
Thông báo tổ chức lớp đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên vận hành thiết bị trong y tế Tháng 12/2019
Tổ chức kiểm xạ khu vực làm việc, kiểm định thiết bị bức xạ theo quy định pháp luật
Kiểm xạ là gì? Tại sao phải kiểm xạ khu vực làm việc?
Tại sao các cơ quan, doanh nghiệp cần phải đào tạo an toàn bức xạ?
Sự cần thiết phải kiểm định thiết bị bức xạ
Tổ chức đào tạo an toàn bức xạ theo Thông tư 34/2014/TT-BKHCN
Các quy định về trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ.

HỢP ĐỒNG TIỂU BIỂU   |  

liên hệ

Địa chỉ: 237 Đường D12, Khu phố 1, P. Phú Tân, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Văn phòng GD: Đường DX17, Kp. Phú Thọ, P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
Văn phòng tại TP.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3868738
Địa chỉ email: viet@vietsci.com

0906.851.007

 
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909711460
    Phòng Kinh doanh
  • Lê Thị Mai Thư
    0912537738
    Phòng Kinh doanh
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng Kinh doanh
  • Phan Thị Loan
    0915845738
    Phòng Kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812610738
    Phòng Kinh doanh