Đào tạo an toàn bức xạ tại Đồng Nai
Thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân. Ngày 8/11/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng. Theo đó, tại Điều 5 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tổ chức đào tạo khi mới tuyển dụng và định kỳ đào tạo lại về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ.
2. Nhân viên bức xạ phải qua các khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn bức xạ theo yêu cầu của người phụ trách an toàn bức xạ.”
Như vậy, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ bắt buộc phải đào tạo mà không phân biệt loại hình bức xạ trong công nghiệp hay trong y tế. Mặc khác, tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 34/2014/TT-BKHCN cũng quy định nhân viên bức xạ, nhân viên phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ và chỉ được tiến hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ. Hiệu lực giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ là 3 năm.
Hình ảnh đào tạo an toàn bức xạ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai
Nếu cơ sở bức xạ không tổ chức đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ của mình thì bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng tại điểm h khoản 2 điều 27 Nghị định 107/2013/NĐ-CP.
Thời gian qua, Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ thường xuyên đào tạo an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ trong công nghiệp và y tế của nhiều tỉnh/thành như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Phước
Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ II với phương châm “Chất lượng, vươn tới tầm cao”, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng các dịch vụ chính xác, hiệu quả và nhanh nhất. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:
Trụ sở: 237 Đường D12, Kp1, Phú Tân, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại TP.HCM: K60, Đường Lê Thị Riêng, Thới An, Quận 12, Tp.HCM