- Liều kế cá nhân là gì ?
Liều kế cá nhân có tầm quan trọng cao trong các lĩnh vực liên quan đến bức xạ chủ yếu được sử dụng để xác định liều bức xạ nhận được bởi người đeo liều kế.
- Có bao nhiêu loại liều kế cá nhân ?
+ Liều kế cá nhân nhiệt phát quang – Thermoluminescent dosimeter (TLD): Liều kế nhiệt phát quang (TLD), là một loại liều kế đo bức xạ. Khi các nhân viên bức xạ đeo liều kế làm việc, các tia bức xạ ion hóa chiếu tới chip ghi nhận của liều kế sẽ kích thích các electron nhảy từ vùng hóa trị qua vùng cấm lên nằm lại ở vùng dẫn của chip.
+ Liều kế cá nhân Quang phát Quang – Optically stimulated luminescence (OSL): Trong vật lý, phát quang từ kích thích quang học (OSL) là một phương pháp để đo liều từ bức xạ ion hóa . Nó được sử dụng trong ít nhất hai ứng dụng:
- Kiểm tra niên đại của vật liệu cổ: chủ yếu là trầm tích địa chất và đôi khi nung gốm, gạch, v.v., mặc dù sau này, liều kế nhiệt phát quang được sử dụng thường xuyên hơn
- Đo liều bức xạ tích lũy trong cơ thể sống, dùng trong nghiên cứu và dùng cho nhân viên bức xạ, cũng như trong vật liệu xây dựng
.jpg)
- Tại sao phải trang bị liều kế cho nhân viên ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 16 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT, cơ sở bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho các nhân viên bức xạ
- Mục đích của việc sử dụng liều kế cá nhân: Để ghi đo lại lượng tia bức xạ đi vào cơ thể trong quá trình làm việc. Công nhân tiếp xúc với bức xạ, chẳng hạn như nhân viên máy X-quang, công nhân nhà máy điện hạt nhân, bác sĩ sử dụng phương pháp xạ trị, những nghiên cứu viên sử dụng đồng vị phóng xạ được yêu cầu đeo liều kế để có thể lập hồ sơ phơi nhiễm bức xạ nghề nghiệp. Tác hại bức xạ ion hóa đối với cơ thể con người có tính tích lũy (thường dùng đơn vị là Sievert) do đó cần trang bị liều kế trong suốt quá trình làm việc với thiết bị/nguồn bức xạ. Các liều kế như vậy được gọi là “liều kế hợp pháp” nếu chúng đã được thẩm định để sử dụng trong việc ghi lại liều cá nhân theo quy định.
- Tần xuất đọc liều kế: Theo điểm a khoảng 1 điều 16 Thông tư liên tịch 13/2014/TT-BKHCN-BYT thực hiện đo đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế ít nhất 03 tháng một lần tại cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

- Xử phạt đối với các hành vi sau đây: (Theo điều 8 nghị định chính phủ 107/2013/NĐ-CP)
Điều 8. Vi phạm quy định về kiểm soát liều chiếu xạ đối với công chúng, đối với nhân viên bức xạ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bản hướng dẫn sử dụng liều kế cá nhân gắn tại nơi làm việc của nhân viên bức xạ;
b) Không thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để liều chiếu xạ đối với công chúng, liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ vượt quá liều giới hạn theo quy định;
b) Không kiểm xạ định kỳ nơi làm việc của nhân viên bức xạ theo quy định hoặc ít nhất một lần trong một năm;
c) Không trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ;
d) Không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 03 tháng;
đ) Không có biện pháp xử lý khi kết quả liều chiếu xạ cá nhân bị cao bất thường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc không bố trí nhân viên bức xạ có kết quả liều chiếu xạ cá nhân cao bất thường tiếp tục làm công việc bức xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.
Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:
Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức xạ II
Trụ sở: 237 Đường D12, Khu phố 1, P. Phú Tân, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, ấp Phú Thọ, xã Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3868738 - 3899738 | Email: viet@vietsci.com